Hướng Dẫn Viết Bài Cảm Ơn

Tình yêu của Đức Giêsu Kitô dành cho người xa quê

GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO XA QUÊ HÀ NỘI

BAN CỐ VẤN

BỘ PHẬN THĂNG TIẾN VÀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN  

HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI CẢM ƠN


I. Khái niệm về Lời Cảm Ơn!

      Lời cảm ơn là bày tỏ thái độ trân trọng và tình cảm tri ân bằng lời nói sau khi nhận lấy một giá trị tốt đẹp nào đó từ người khác. Lời cảm ơn là tiếng nói chân thành thể hiện niềm cảm thông thấu hiểu trước hành động tốt đẹp của người với người trong xã hội.

      Biết nói lời cảm ơn, biết nói lời xin lỗi chính là biểu hiện của một lối sống văn minh, văn hóa, một lối sống giàu ý thức tự trọng. Nói lời cảm ơn người khác còn thể hiện tình yêu cuộc sống thắm thiết, yêu thương con người và khát vọng làm được những điều tốt đẹp ở đời.


II. Nguyên tắc căn bản và công tác chuẩn bị khi viết bài cảm ơn!

1. Tất cả các bài phát biểu và cảm ơn đều thực hiện theo 03 bước hành văn căn bản: “Mở Bài – Thân Bài – Kết Luận”.

2. Công tác chuẩn bị:

- Liệt kê danh sách quý Đức cha, quý cha, quý tu sĩ, quý chức, các ban ngành, đoàn hội, quý khách, ân – thân nhân và các thành phần tham dự,…

- Liệt kê và xác định rõ những nội dung căn bản cần bày tỏ trong bài cảm ơn và soạn thảo thành một văn bản hoàn chỉnh.

- Cần đọc đi đọc lại nhiều lần để tránh sai xót và khi lên phát biểu sẽ thể hiện được sự tự nhiên và đọng lại được cảm xúc với người nghe.


III. Quy trình viết bài cảm ơn cụ thể như sau:

1. Phần Mở Bài: Cũng là Phần chào thăm:

- Nếu có Đức cha thì “Trọng Kính Đức Cha – Kính thưa Quý cha,…”

- Nếu có cha bề trên thì “Trọng Kính Cha bề trên, kính thưa quý cha,…”

- Nếu không có cha bề trên thì “Trọng Kính Quý cha đồng tế, kính thưa….” hoặc “Trọng kính quý cha quê hương, cha đặc trách, quý cha phó đặc trách,…, kính thưa….”

- (Tùy theo từng bối cảnh – “việc kính thưa…” sẽ ưu tiên thể hiện tinh thần hiếu khách theo văn hóa “Tiền Khách Hậu Chủ” vì vậy chúng ta sẽ chào thăm quý cha khách trước.

- Lưu ý: Từ “Trọng Kính” chỉ dành cho Quý cha trở lên, Quý tu sĩ nam nữ và các thành phần tham dự đều sử dụng từ “Kính Thưa”


2. Phần Thân Bài: Diễn tả nội dung chính của bài cảm ơn.

• Bước 1: Diễn tả tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và tri ân quý cha, quý cộng đoàn đã tạo điều kiện cộng tác giúp đỡ cho sự kiện được diễn ra tốt đẹp,…

• Bước 2: Nói lên lời cảm ơn chi tiết đến từng thành phần tham dự:

1. Cảm ơn Quý Đức cha…(nếu có)

2. Cảm ơn Quý cha bề trên…(nếu có)

3. Cảm ơn Quý tu sĩ nam nữ …(nếu có)

4. Cảm ơn Quý HĐMV…(Cần nêu rõ các HĐMV giáo xứ, giáo họ khác nhau nếu có)

5. Cảm ơn Quý vị khách mời…

6. Cảm ơn Quý vị ân, thân nhân…

7. Cảm ơn các CĐ - BN…

8. Cảm ơn cộng đoàn dân Chúa…


3. Phần Kết Luận: Cũng là lời kết bài cảm ơn.

• Bước 1: Một lần nữa nói lên lời tri ân và cảm ơn chung tới quý cha và tất cả các thành phần tham dự,..

• Bước 2: Nói lên lời nguyện chúc và kết thúc bài cảm ơn.

• Bước 3: Giới thiệu vị đại diện lên tặng hoa (nếu có).


IV. Khuyến cáo: Khi lên phát biểu cảm ơn: 

1. Người đại diện lên phát biểu cần chuẩn bị trang phục chỉnh tề, lịch sự.

2. Người lên phát biểu phải sắp xếp soạn thảo sao cho đầy đủ ý nghĩa nhưng ngắn gọn xúc tích, tránh tình trạng lặp lại nhiều lần một cụm từ.

3. Người phát biểu cảm ơn cần có phong thái tự tin, nghiêm túc, trịnh trọng thể hiện sự tôn trọng đối với quý cha và cộng đoàn.

4. Chọn vị trí đứng gần giữa nhà nhà thờ, phía dưới gần gian cung thánh.

5. Khi cảm ơn Quý đức cha, quý cha thì hướng lên cung thánh.

6. Khi cảm ơn quý tu sĩ và cộng đoàn thì hướng quay xuống.

7. Khi phát biểu có một số ngôn từ cần lưu ý áp dụng cho chuẩn mực:

Từ “Huấn Dụ - Huấn Từ” chỉ dành cho Quý Đức cha trở lên.

Từ Quý cha trở xuống nên dùng từ “Chia sẻ”

8. Người cảm ơn cầm văn bản hay không cầm văn bản tùy thuộc vào sự tự tin của ban thân mình, quan trọng nội dung phát biểu cảm ơn cần diễn tả được thần thái tự nhiên và sự chân thành tới mọi người.

Tải file mềm: FILE WORD:


Tải file PDF:




tháng 2 23, 2023 (Share)

Bài viết liên quan